Trong kinh doanh ai cũng muốn thành công, thuận lợi và tăng doanh thu. Vì thế trong ngày khai trương chủ cửa hàng phải chuẩn bị nghi lễ và đọc văn khấn với mong muốn việc kinh doanh gặp thuận lợi hơn. Nếu bạn chưa biết đến nghi lễ cúng và đọc văn khấn khai trương quán đừng bỏ lỡ thông tin bài chia sẻ.
Chọn ngày giờ khai trương quán
“Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành” bởi vậy trong bất kỳ hoạt động kinh doanh như khai trương, khánh thành,… gia chủ thường thực hiện lễ cúng khai trương. Tuy nhiên không phải bạn muốn thực hiện lễ cúng này vào thời điểm ngày giờ nào cũng được. Thay vào đó việc tiến hành lễ cũng phải được chọn ngày, giờ đẹp nhất để đông khách.

Để chọn được ngày giờ chúng ta có thể nhờ đến thầy phong thủy, thầy cúng. Hoặc trên internet cũng nói khá nhiều về những ngày giờ tốt để tiến hành khai trương, hay đọc văn khấn khai trương quán. Để an tâm hơn, thì hầu hết các chủ cửa hàng đều nhờ thầy phong thủy, thầy cúng xem ngày giờ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân đã từng khai trương quán để chọn ngày, giờ tốt nhất. Theo kinh nghiệm, thì việc khai trương quán sẽ không diễn ra vào tháng bảy. Nếu bạn đang rục rịch chuẩn bị khai trương hãy tiến hành nhanh chóng trước thời điểm tháng 7 hoặc để sang tháng 6.
Chuẩn bị mâm cỗ
Bên cạnh việc lựa chọn ngày giờ đẹp bạn cũng cần chú ý đến việc chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ, thịnh soạn. Tất cả việc chuẩn bị cho nghi lễ đều phải được tiến hành bằng cái tâm của người thực hiện. Thay vì suy nghĩ “làm cho xong”.

Nếu bạn băn khoăn không biết mâm cỗ cúng cần những lễ vật gì có thể tham khảo ý kiến của các thầy phong thủy, thầy cúng. Thế nhưng thông thương một mâm lễ cúng khai trương quán cần có:
- Lọ hoa đồng tiền
- 5 loại trái cây (có quả dừa)
- 3 đĩa xôi
- 3 chén chè
- 3 chén nước
- 2 cây đèn cầy
- Vàng bạc đại 2 miếng
- 3 nén hương
- Trầu cau
- Bánh ngọt, gạo muối
- Tiền xâu chuỗi (1 xấp),…
Để không bị quên bạn hãy ghi lại các lễ vật này ra giấy và đánh dấu vào những món đã mua được. Ngoài ra, các cửa hàng bán vàng mã cũng chuẩn bị các lễ vật này khá đầy đủ. Thay vì tự chuẩn bị, hoặc bạn quá bận rộn có thể đặt tại cửa hàng. Tuy nhiên, việc tự chuẩn bị vẫn thể hiện rõ sự thành kính hơn.
Ngoài ra, nếu cửa hàng càng lớn thì lễ vật chuẩn bị phải thính soạn hơn so với cửa hàng quy mô nhỏ. Như vậy, chúng ta có thể rút lễ vật tùy thuộc vào quy mô và điều kiện kinh tế. Thế nhưng, sẽ có những lễ vật không thể thiếu như: lọ hoa, trái cây, xôi, chè, nước, đèn cầy, lễ mặn như gà, đầu heo, hoặc thịt quay.
Sau khi đã chuẩn bị lễ vật đầy đủ, chúng ta cần bày lên bàn tại vị trí đẹp nhất. Thông thường vị trí được chọn đặt mâm lễ mà giữa cửa hàng, hoặc cửa chính ra vào, Bạn có thể căn cứ theo địa thế của cửa hàng để lựa chọn vị trí đẹp nhất có thể.
Đọc văn khấn khai trương quán
Đọc văn khấn khai trương cửa hàng là bước quan trọng nhất trong buổi khai trương. Người đọc văn khấn và có thể là chủ cửa hàng. Hoặc thầy được mời đến cúng và đọc văn khấn. Thế nhưng ngay nay đã phần chủ cửa hàng tự đọc văn khấn.

Văn khấn khai trương quán có nhiều bài khác nhau. Nhưng tất cả đều hướng đến mong muốn làm ăn thuận lợi, may mắn, cầu gì được đấy, buôn may bán đắt,… Về nội dung của các bài văn khấn khá giống nhau. Đoạn đầu sẽ gọi đến các vị chư phật đức thánh sau đó nêu tên gia chủ, địa chỉ, ngày, tháng năm sinh,… Đồng thời nêu nguyện vọng của mình và cuối cùng là thể hiện lòng thành và cảm ơn.
Nếu bạn khai trương cửa hàng, không mời thầy có thể tìm kiếm và tham khảo một số bài văn khấn trên internet. Nhìn chung các bài văn khấn này khá đầy đủ và được nhiều người sử dụng.
Văn khấn khai trương quán có nhiều bài khác nhau, nhưng nội dung có nhiều nét tương tự. Nếu bạn là người thành tâm, hãy chuẩn bị một bài văn khấn và các nghi lễ sao cho thật chu toàn để buổi khai trương diễn ra thuận lợi và thể hiện đúng ý nghĩa.