"TIẾNG THỜI GIAN-NHÂN ẢNH TÂN VĂN"CHÚC MỪNG SINH NHẬT THỨ 82 NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG (March 27-2019)

0
105



… ” Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, ông sinh năm 1937 tại làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, Rạch Giá, nhà ở bến sông chùa Thập Phương. Những hình ảnh đầu đời đã gắn liền trong tâm trí ông là hình ảnh những con đò đưa khách sang sông, những hàng dừa xanh ngát, những tiếng ru ơi a trưa hè, cũng như những đồng lúa bao la quanh ông đều là những nét quyến rũ để sau này ông đưa vào trong các tác phẩm của mình.

Chân dung nhạc sĩ Lam Phương
Nhạc sĩ Lam Phương là con đầu lòng, lớn lên với mẹ và năm người em trong cảnh nghèo nàn xác xơ. Cha ông đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ. Năm 10 tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn học, sống ở nhà người bác ruột. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Nhạc sĩ Lê Thương chính là cha đẻ của trường ca Hòng Vọng Phu 1, 2, 3, Con Mèo Trèo Cây Cau, Thằng Cuội. Còn nhạc sĩ Hoàng Lang thì chắc là các bạn sẽ ít biết hơn vì các tác phẩm của ông không quá nổi tiếng, bởi vì sự nghiệp chính của ông là một thầy giáo dạy nhạc ở trường Petrus Ký, là trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong bây giờ. Ông cũng có những tác phẩm khá hay như Hoa Cắm Trên Đầu Súng,.…

Cái nghệ danh Lam Phương từ đâu mà có?
Chính là sự biến tấu từ 2 chữ trong tên của ông: Lâm Phùng, đọc trại đi thành Lam Phương, cũng mang ý nghĩa là phương trời màu xanh.

10 tuổi ông được mẹ gửi lên Sài Gòn học, ở trọ nhà bác ruột và 5 năm sau ông bắt đầu sáng tác, từ đó miệt mài trong cuộc sống của một người nghệ sĩ. Năm 1958 ông vào quân đội. Đêm giã từ trung tâm huấn luyện, ông xúc cảm chia tay chiến hữu của mình bằng nhạc phẩm Tình Anh Lính Chiến, mà hầu như người lính nào thời bấy giờ cũng hát, cũng nghe.

Sau một thời gian ngắn trở về địa phương, ông lại được lệnh tái nhập ngũ và ông tham già Đoàn văn nghệ Bảo An và sau này là Đoàn văn nghệ Hoa Tình Thương và cuối cùng là Đoàn văn nghệ biệt động Trung ương cho đến ngày giải phóng miền Nam. Ông còn cộng tác với trung tâm quốc gia điện ảnh và tham gia một số phim như Chân Trời Mới, Niềm Tin Mới.

Sáng 30/4/1975, ông lên con tàu mang tên Trường Xuân, gia nhập cùng đoàn người với con số lên đến 365.000 quyết vượt trùng khơi. Rất may sau nhiều ngày lênh đênh phó mặc số phận cho đại dương, con tàu Trường Xuân được tàu cứu vớt thuyền nhân của Đan Mạch tiếp cứu. Trên con tàu, ông ngậm ngùi sáng tác ca khúc Con Tàu Định Mệnh, và mạch cảm xúc này kéo dài theo những ngày bấp bênh trên biển đến khi ông đặt chân lên bến bờ đất nước Hoa Kỳ cho ra đời ca khúc : Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt! mà hầu như không một người thuyền nhân nào không biết. Thuyền Nhân là tên gọi đầy bi hùng mà lịch sử nhân loại đã dành cho những con người vượt biên ra khơi sau ngày 30/4/1975.

Nhạc sĩ Lam Phương
Nếu nói rằng nghệ thuật luôn luôn phản ánh dấu tích của thời đại thì nghệ sĩ Lam Phương chính là người đã làm gần như trọn vẹn chức năng ấy của nghệ thuật. Với hơn 200 tác phẩm trải dài trên nhiều thể loại, nhiều nội dung, ông đã dùng cả cuộc đời của mình để gắn bó âm nhạc với vận nước và quê hương bên cạnh những bài ca về tình yêu đặc sắc khác….”
NGUYỄN TƯỜNG QUÂN (ADAM Muzic)

Nguồn: https://dantrionline.com.vn

Xem thêm bài viết khác: https://dantrionline.com.vn/meo-vat/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here