[8 Tư Thế] Mẹ Bầu Ngủ Sai: "Thai Nhi Bị Ngạt" Hậu Quả Khó Lường |3 Tháng Đầu, Giữa, Cuối (Nên Tránh)

2
52



[8 Tư Thế] Mẹ Bầu Ngủ Sai: “Thai Nhi Bị Ngạt” Hậu Quả Khó Lường |3 Tháng Đầu, Giữa, Cuối (Nên Tránh)

Nếu mẹ bầu có tư thế ngủ đúng, trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ thai nhi phát triển khỏe mạnh và sinh nở diễn ra đơn giản nhanh chóng hơn.

Tư thế ngủ khi mang thai cho bà bầu cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và có tác động rất lớn đến thời điểm vượt cạn của mẹ bầu. Nếu ngủ đúng tư thế trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ thì mẹ bầu luôn có sức khỏe tốt thai nhi phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ và quá trình sinh con diễn ra đơn giản nhanh chóng hơn. Vậy tư thế ngủ như thế nào thì phù hợp và tư thế ngủ nào mẹ bầu cần tránh để đảm bảo an toàn?

1. Nằm ngửa

Theo công trình nghiên cứu Sydney Stillbirth Study của các nhà khoa học người Australia, thực hiện theo dõi trên 295 thai phụ ở 8 bệnh viện nằm rải rác khắp đất nước này. Thời gian tiến hành theo dõi kéo dài 5 năm và kết quả cho thấy thai nhi bị chết non (sau 24 tuần tuổi) cao gấp 6 lần ở những mẹ bầu có thói quen nằm ngửa để nghỉ ngơi, ngủ trong thai kỳ.

Tiến sĩ Adrienne Gordon, đến từ bệnh viện Royal Prince Alfred ở Sydney, là trưởng nhóm của dự án, cho rằng, nguyên nhân đưa đến hậu quả trên có thể là do tư thế nằm ngửa của mẹ bầu gây nên hạn chế cung cấp máu đến thai nhi, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ khi chiếc bụng bầu ngày càng lớn.
Ngoài nguy cơ gây thai chết non, dưới đây là những nguy cơ khác mà mẹ bầu và thai nhi có thể gặp phải nếu thai phụ thường xuyên nằm ngửa khi ngủ, đặc biệt là vào các tháng cuối:

– Giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi: Theo nghiên cứu của các chuyên gia khoa sản, có đến 80 – 90% mẹ bầu có tử cung ngã sang phải. Vì vậy nếu mẹ nằm nghiêng quá nhiều sang phải hoặc nằm ngửa sẽ khiến việc vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến thai nhi khó khăn hơn, nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ khi bụng bầu đã quá lớn.

– Tê liệt tĩnh mạch chi dưới: Tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai thường có trạng thái giãn nở, do đó phụ nữ mang thai rất dễ bị căng hoặc tê liệt tĩnh mạch chi dưới và vùng ngoại âm. Do đó, thai phụ cần phải chú ý nhiều trong vấn đề nằm như thế nào để hợp lý. Nếu như thai phụ nằm ngửa thì sẽ làm tăng cường áp lực của tử cung lên ống dẫn niệu ở vị trí cửa xương chậu và khi đó nguy cơ độ phù nề tăng lên rõ rệt.

– Giảm lưu lượng máu: Khi thai phụ nằm ngửa sẽ làm tăng áp lực từ tử cung lên tĩnh mạch khoang dưới, gây cản trở sự lưu thông máu xuống nửa thân dưới và hậu quả là giảm lượng máu đổ về tim, thường giảm một nửa so với tư thế nằm nghiêng. Và việc bị giảm lưu lượng máu xuống tử cung và cuống rốn làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.

– Khiến cơ thể phù nề: Trong thời kì mang thai, cơ thể thai phụ tích nước nên phần chân càng dễ xuất hiện tình trạng phù nề, nếu nghiêm trọng sẽ dẫn tới cao huyết áp dẫn tới hiện tượng phù nề toàn thân. Do đó, nếu đang có hiện tượng phù nề mẹ bầu tuyệt đối không nên nằm ngửa, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, mẹ bầu không cần quá lo lắng nếu chỉ thỉnh thoảng đổi tư thế để tránh mỏi người nhé!

Nguồn:https://dantrionline.com.vn/


https://danhnhan.vn/suc-khoe

2 COMMENTS

  1. tư thế ngủ cho bà bầu

    tư thế ngủ không tốt cho bà bầu

    bà bầu 8 tháng nên nằm như thế nào

    tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa

    giường nằm cho bà bầu

    bà bầu nằm nghiêng bên phải có sao không

    bà bầu có nên ngủ ngồi

    tư thế gội đầu cho bà bầu

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here